https://vdj.vn/index.php/vdj/issue/feed Tạp chí Răng Hàm Mặt Việt Nam 2024-08-15T04:35:55+00:00 Open Journal Systems https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/4 ĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VỚI BỆNH QUANH RĂNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 2024-08-14T07:08:27+00:00 Nguyễn Khang Vũ Mạnh Hùng Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kiểm soát glucose máu, mức độ vệ sinh răng miệng (VSRM) và thời gian phát hiện (TGPH) bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 với tình trạng bệnh quanh răng (QR) tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 50 BN với chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2 theo ADA 2017 c bệnh QR theo Guidelines AAP 2014. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Nam giới là chủ yếu với 64%; tuổi trung bình 62,84±8,41 (năm); trung bình OHI- là 3,02±1,04; thời gian phát hiện ĐTĐ trung bình 7,59±1,38 (năm), trung bình chỉ số HbA1 7,79±0,67 (%). Viêm lợi chiếm 6%, viêm QR chiếm đại đa số với 94%, trong đó 70% là viêm Ql nặng. Nhóm bệnh nhân có HbA1c > 7,5% có nguy cơ bị viêm QR nặng cao hơn nhóm bệnh nhà có HbA1c <7,5% với OR=4,36; 95%c/: 1,20-15,84 và p<0,05. Nhóm bệnh nhân có VSRM kén có nguy cơ bị viêm QR mức độ nặng cao hơn nhóm bệnh nhân có VSRM vừa và tốt với OR-7,72 95%CI: 1,51-39,42 và p<0,01. Trong đó chỉ số mất bám dính lâm sàng (MBD) liên quan chặt chi với thời gian phát hiện ĐTĐ typ 2 với hệ số tương quan r=0,89 với p<0,0001. Kết luận: Kiểm soát glucose máu kém, VSRM kém và thời gian phát hiện ĐTĐ càng dài thì min độ bệnh QR càng nặng. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG MẠN TÍNH TOÀN THỂ BẰNG LASER DIODE 2024-08-14T07:36:08+00:00 Nguyễn Khang Nguyễn Trung Dũng Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả sau khi điều trị giữa nhóm nghiên cứu (nhóm kết hợp điều trị với Laser Diode) với nhóm xử lý bằng phương pháp thường quy (không phẫu thuật sử dụng kháng sinh). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 67 bệnh nhân viêm quanh răng mạn tính toàn thể tại Bệnh viện Quân y 103 chia thành 2 nhóm: 36 bệnh nhân điều trị bằng laser diode, 31 bệnh nhân điều trị theo phương pháp thông thường gọi là nhóm chứng theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, thăm khám lâm sàng, hình ảnh chụp X-quang và đối chứng. Kết quả: Độ sâu túi lợi bệnh tỳ giảm (2,92±0,49mm ở nhóm nghiên cứu, 2,55±0,48mm ở nhóm chứng). Mức giảm mất bám dính ở nhóm nghiên cứu là 3,09±0,66mm so với 2,50±0,56mm ở nhóm chứng. Mức giảm chi số GI (nhóm nghiên cứu 2,61±0,49; nhóm chứng 2,25+0,55). Mức giảm chi số SBI (nhóm nghiên cứu 2,94±0,58, nhóm chứng 2,35±0,59). Mức giảm chỉ số mảng bám (nhóm nghiên cứu là 2,72+0,58; nhóm chứng 2,44±0,61). Mức giảm độ lung lay răng (nhóm nghiên cứu 1,45±0,62; nhóm chứng 1,12±0,53). Kết quả điều trị 72,2% tốt, 27,8% khá so với nhóm chứng và biến chứng ít xảy ra. Kết luận: Chỉ sau 2 lần kết hợp laser diode đã cải thiện tích cực các chỉ số quanh răng, nâng cao hiệu quả điều trị một cách rõ rệt so với việc chi sử dụng phương pháp thông thường. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/7 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG LASER DIODE ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH RĂNG MÃN TÍNH 2024-08-14T07:58:51+00:00 Nguyễn Đức Thắng Mục đích: Đánh giá kết quả sử dụng Laser Diode trong điều trị viêm quanh răng mãn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân viêm quanh răng chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có túi quanh răng sâu 4-6mm, nhóm 2 có túi quanh răng sâu >6mm. Lựa chọn ngẫu nhiên, các túi quanh răng nằm ở bên phải được điều trị bằng phương pháp lấy cao răng và làm nhẵn chân răng kết hợp với chiếu Laser diode (nhóm thử nghiệm) còn ở phía bên trái chỉ lấy cao răng và làm nhẵn chân răng (nhóm chứng). Các chỉ số được khám, đánh giá trước điều trị, sau điều trị, sau 3 tháng và 12 tháng sau điều trị gồm: Chỉ số chảy máu túi lợi (BOP), Chỉ số lợi (GI), độ sâu túi quanh răng (PPD) và mức bám dính quanh răng (CAL). Máy Laser Diode được sử dụng quan mép với đường kính chiếu 0,4mm, bước sóng 810Nm và công suất chiếu 0,8W. Kết quả: Sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng điều trị, nhóm thử nghiệm cho kết quả tốt hơn ở nhóm chứng. Kết quả cuối cùng sau 12 tháng điều trị, số túi quanh răng sâu giảm nhiều hơn, mức bám dính lợi tăng hơn 41%, chỉ số chảy máu lợi 0,52±0,03, độ sâu túi quanh răng giảm hơn 0,79±0,04mm và mức bám dính quanh răng hơn 0,67±0,03mm. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/6 BÁO CÁO CỦA HỘI NHA CHU HOA KỲ VỀ VIỆC CẬP NHẬT PHÂN LOẠI BỆNH VÙNG QUANH RĂNG NĂM 1999 2024-08-14T07:50:22+00:00 Nguyễn Thị Hồng Minh Ngô Thuỳ Linh Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: "AMERICAN ACADEMY OF PERIODONTOLOGY TASK FORCE REPORT ON THE UPDATE TO THE 1999 CLASSIFICATION OF PERIODONTAL DISEASES AND CONDITIONS" J. Periodontol, July 2015 Hội Nha khoa Hoa Kỳ (AAP) định kỳ công bố các báo cáo, tuyên bố quan điểm để cập nhật nhiều chủ điểm quan tâm đến nha chu. Các báo cáo này được phát triển bởi một ủy ban các chuyên gia được chỉ định của Hội và sau đó được thẩm định bởi các ủy ban phù hợp và phê duyệt. The American Academy of Periodontology (AAP) periodically publishes reports, statements, and guidelines to update topics of interest to periodontists. These reports are developed by AAP Board-appointed committee of experts and are reviewed and approved by the AAP Board of Trustees. Năm 2014, Ban quản trị của AAP đã yêu cầu một nhóm chuyên gia xây dựng một bản cập nhật của tài liệu năm 1999 về phân loại bệnh vùng quanh răng. Các bệnh và tình trạng bệnh vùng quanh răng không chỉ ảnh hưởng đến các mô mềm và cứng quanh răng mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Ủy ban Nha chu Hoa Kỳ đã tổ chức một hội nghị để thảo luận và đạt được sự đồng thuận của các chuyên gia về vấn đề này. Viên bản hiện tại của Hội nghị phân loại năm 1999 sẽ bắt đầu áp dụng năm 2017. Ban cập nhật phân loại bệnh vùng quanh răng đã phát triển các phân loại mới, kết hợp với tiến bộ khoa học mới nhất và đã phản ánh sự thay đổi về cơ bản của khái niệm về bệnh, nguyên nhân và ảnh hưởng của các bệnh viêm quanh răng hiện nay. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/9 KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG QUANH RĂNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2024-08-14T08:08:14+00:00 Nguyễn Xuân Thực Từ Mạnh Sơn Mục tiêu: Mô tả tình trạng quanh răng của các bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2. Đối tượng và Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn của IDF 2005 tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai từ 6/2010 đến 6/2011. Các bệnh nhân được tiến hành khám răng miệng để ghi nhận các chỉ số nghiên cứu gồm: OHIS, GI và CPITN. Kết quả: Tuổi trung bình là: 59,7±6,2 (tuổi). Tỷ lệ nữ nam=1,8. Trung bình thời gian phát hiện mắc ĐTĐ là: 5,9±4,5 (năm). Trung bình glucose máu lúc đói là: 9,2±4,7 (mmol/l); Trung bình HbA1c là: 8,1±2,5 (%). VSRM tốt chiếm 1,3%, VSRM trung bình chiếm 16,7%, VSRM kém chiếm 82%; Trung bình chỉ số OHI-S là 4,3±1,1. 100% đối tượng nghiên cứu bị viêm lợi. Trong đó viêm lợi nhẹ chiếm 11,3%; viêm lợi trung bình chiếm 65,7%; viêm lợi nặng chiếm 23%; Trung bình chỉ số Gi là 1,7±0,5. Tỷ lệ cao răng (CPI-2) là 37,5%, tỷ lệ túi lợi bệnh lý (CPI-3 và CPI-4) là 62,5%, trong đó túi sâu (CPI-4) chiếm 19,2%. Trung bình mỗi BN có 3 vùng lục phân có cao răng (CPI-2); 1,5 vùng có túi lợi bệnh lý (CPI-3 và CPI-4). Vùng 2 và vùng 5 có tình trạng QR ít trầm trọng hơn so với các vùng còn lại với p<0,05. Kết luận: Tình trạng quanh răng ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 rất đáng báo động với vệ sinh răng miệng kém, tỷ lệ viêm lợi và viêm quanh răng cao. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/10 NHU CẦU ĐIỀU TRỊ QUANH RĂNG Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2024-08-14T08:13:44+00:00 Nguyễn Xuân Thực Từ Mạnh Sơn Mục tiêu: xác định nhu cầu điều trị quanh răng của các bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Đối tượng và Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 400 bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn của IDF 2005 tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai từ 6/2010 đến 6/2011. Các bệnh nhân được tiến hành khám răng miệng để ghi nhận chỉ số nghiên CỨU CPITN. Kết quả: 100% đối tượng nghiên cứu cần được điều trị QR. Trong đó: 100% cần được hướng dẫn VSRM; 80,7% cần được hướng dẫn VSRM và lấy cao răng: 19,3% cần được điều trị phức hợp. Thời gian phát hiện mắc ĐTĐ không liên quan tới nhu cầu điều trị QR. Nhu cầu điều trị quanh răng tăng cao ở nhóm tuổi trên 65, nam giới và HbA1c kiểm soát kém với mức ý nghĩa thống kê p<0,05; VSRM kém làm tăng nhu cầu điều trị QR với mức ý nghĩa thống kê p<0,01. Kết luận: Nhu cầu điều trị quanh răng của các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là rất lớn, cần phải có chiến lược chăm sóc sức khỏe răng miệng, cũng như cần có sự phối hợp điều trị giữa các bác sĩ nội tiết ĐTĐ và các bác sĩ nha 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/11 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ QUANH RĂNG SAU ĐIỀU TRỊ KHỞI ĐẦU BỆNH QUANH RĂNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 2024-08-14T08:19:03+00:00 Nguyễn Xuân Thực Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số quanh răng sau điều trị khởi đầu bệnh quanh răng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng tự so sánh trước sau trên 30 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có chỉ số CP12 hoặc CP13 tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai từ 2/2012 đến 8/2012. Điều trị khởi đầu bệnh quanh răng, theo dõi và đánh giá kết quả sau 3 tháng với các chỉ số OHIS, GI và CPITN. Kết quả: Giảm mạnh tỷ lệ VSRM kém, tăng tỷ lệ VSRM tốt. Giảm chỉ số OHIS, GI. Tăng tỷ lệ CPI-1, giảm tỷ lệ CPI-3. Trung bình mỗi bệnh nhân tăng vùng lục phân CPI-0 và CPI-1, giảm vùng lục phân CPI-3. Kết luận: Điều trị khởi đầu bệnh quanh răng cải thiện đáng kể chỉ số OHIS, GI và CPITN ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/12 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP NẠO TÚI LỢI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM QUANH RĂNG 2024-08-14T08:23:36+00:00 Nguyễn Xuân Thực Từ Mạnh Sơn Mục tiêu: Đánh giá kết quả phương pháp nạo túi lợi trong điều trị bệnh viêm quanh răng. Đối tượng và Phương pháp: Áp dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, tự so sánh trước sau ở 30 bệnh nhân viêm quanh răng giai đoạn AAPIII tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai từ 6/2013-6/2014. Các bệnh nhân được tiến hành nạo túi lại có lật vạt và theo dõi kết quả điều trị sau 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 43,0±12,6 tuổi. Nam chiếm tỷ lệ 43,3%, nữ chiếm tỷ lệ 56,7%. Tổng số răng cần phẫu thuật là 67 răng, trong đó nhóm răng cửa trên và nhóm răng cửa dưới chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 22,4% và 25,4%, các nhóm răng khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Độ sâu túi lợi trước can thiệp là 4,65±0,72mm. Sau can thiệp 1 tháng độ sâu túi lợi trung bình giảm được 1,41±0,33mm, sau 3 tháng giảm được 0,93±0,51mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trước can thiệp mức mất bám dính quanh răng là 4,76±0,35mm. Sau can thiệp 1 tháng mức bám dính trung bình tăng được 1,51±0,36mm, sau 3 tháng tăng được 1,06±0,40mm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Chỉ số GI và OHIS ở thời điểm sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng có sự cải thiện rõ rệt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết luận: Nạo túi lại là biện pháp điều trị viêm quanh răng mãn (AAPIII) hữu hiệu, giúp phục hồi chức năng của răng khi các phương pháp điều trị bảo tồn không có kết quả. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/13 GHÉP MÔ LIÊN KẾT DƯỚI BIỂU MÔ ĐỂ CHE CHÂN RĂNG HỞ 2024-08-14T08:28:18+00:00 Lê Long Nghĩa Nguyễn Ngọc Anh Nguyễn Thị Thu Vân Cao Hoàng Yến Nguyễn Viết Đa Đô Hoàng Bảo Duy Phẫu thuật ghép mô liên kết dưới biểu mô đã được sử dụng trên thế giới thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên ở Việt Nam phẫu thuật này rất ít được đề cập đến. Ứng dụng của phương pháp này là điều trị co lại. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác, có thể điều trị cho răng co lại nhiều, không phụ thuộc vào vùng mỏ lân cận tại chỗ. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/14 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM LỢI, NHA CHU TUỔI HỌC ĐƯỜNG 2024-08-14T08:33:34+00:00 Đào Thị Ngọc Lan Bệnh quanh răng (viêm lợi, nha chu) là những bệnh phổ biến hay gặp ở tuổi học đường cần được phòng ngừa sớm. Nguyên nhân được xác định là do sự tích tụ các vi khuẩn trong mảng bám răng và cao răng. Tuổi học đường chưa có ý thức cao trong việc vệ sinh răng miệng, làm bám mảng bám. Bài viết đề xuất xây dựng mô hình truyền thông học đường phòng chống bệnh quanh răng và các bệnh răng miệng nói chung trong đó nêu cao vai trò của nhóm học sinh nông cốt và thiết kế các tài liệu truyền thông phù hợp. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/15 THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHOA RĂNG MIỆNG - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2017 2024-08-14T08:37:06+00:00 Lê Thị Thu Hà Đoàn Thị Hà Mục tiêu: đánh giá thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi tại Khoa Răng miệng-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 1450 người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng 67,2% Chỉ số quanh răng cộng đồng (CPI) của 6 vùng lục phân lần lượt là: CPI-1: 13,5%. CPI-2: 50,8%, CP-3: 6,2%, CPI-4: 1,0%. Nam có tỷ lệ CPI-1 cao hơn nữ và nữ có tỷ lệ CPI-2 và CPI-3 cao hơn nam. Giá trị trung bình vùng lục phân trên người (v/n) được xác định là CPI-1: 0,64, CPI-2: 2,04, CPI-3: 0,20, CPI-4: 0,01 (v/n). Tỷ lệ người có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh thấy chỉ chiếm 10%. Nhóm trên 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh quanh răng thấp hơn nhóm ít tuổi hơn. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/16 VIÊM QUANH RĂNG PHÁ HUỶ 2024-08-14T09:27:15+00:00 Nguyễn Ngọc Anh Lê Long Nghĩa Nguyễn Thị Hồng Minh Nguyễn Thị Thu Vân Cao Hoàng Yến Nguyễn Viết Đa Đô Hoàng Bảo Duy Viêm quanh răng (VQR) là bệnh hay gặp ở người sau 45 tuổi và nguyên nhân gây mất răng hàng đầu hiện nay. VQR phá hủy (aggressive periodontitis) thường gặp ở người trẻ tuổi, bệnh gặp với tỷ lệ khá thấp, nhưng khi đã mắc bệnh thì bệnh tiến triển rất nhanh dẫn đến mất răng sớm và ảnh hưởng rất nhiều tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ trong khi tuổi còn rất trẻ. Hiện nay các nhà lâm sàng thường phát hiện được bệnh khi đã khá muộn do việc chẩn đoán ban đầu gặp khó khăn khi chưa có nhiều tài liệu nói về bệnh này. Vì vậy chúng tôi đề cập đến bệnh này để cung cấp thêm thông tin về bệnh giúp các nhà lâm sàng có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để làm giảm tỷ lệ mất răng sớm. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/17 MỘT SỐ VẬT LIỆU GHÉP SỬ DỤNG TRONG TÁI TẠO MÔ NHA CHU 2024-08-14T09:35:16+00:00 Đồng Thị Mai Hương Bệnh quanh răng là bệnh phổ biến trong các bệnh răng hàm mặt. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và mang tính chất xã hội. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bệnh nhân. Cho đến nay việc điều trị bệnh VQR còn gặp nhiều khó khăn vì bệnh căn, bệnh sinh rất phức tạp, chưa có một phương pháp đặc trị mà điều trị VQR bao gồm một phức hợp điều trị gồm nhiều phương pháp. Trong đó có hai phương pháp chính là điều trị bảo tồn và điều trị bằng phẫu thuật. Điều trị bảo tồn VQR hay điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật là một phức hợp điều trị, nó đem lại kết quả tốt đối với VQR ở giai đoạn sớm với túi quanh răng dưới 5mm. VQR có túi quanh răng trên 5mm thì phải kết hợp điều trị cũng với phương pháp phẫu thuật mới loại trừ hết được các yếu tố gây viêm, các mô hoại tử, ngăn chặn được quá trình viêm và giảm chiều sâu của túi quanh răng. Ngoài ra phẫu thuật nha chu còn tái tạo được mô quanh răng có kết quả rất tốt để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Kết hợp với việc phẫu thuật làm sạch các nhà nha chu lâm sàng còn ghép xương, màng, protein có nguồn gốc từ khuôn men, mắt số yếu tố tăng trưởng, tế bào gốc để tái tạo mô và tái tạo xương có hướng dẫn giúp cho điều trị đạt kết quả cao nhất. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024 https://vdj.vn/index.php/vdj/article/view/18 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG SAU CAN THIỆP CỦA NGƯỜI CAO TUỔI DÂN TỘC SÁN DÌU XÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN 2024-08-14T09:40:43+00:00 Nông Phương Mai Hoàng Tiến Công Hoàng Khải Lập Mục tiêu: đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp giáo dục nha khoa của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại xã Nam Hòa, Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Đối tượng: 244 người cao tuổi dân tộc Sán Dìu tại 4 xóm xã Nam Hòa, trong đó có 122 người từ 63 đến 73 tuổi và 122 người từ 74 đến 85 tuổi. Kết quả: tỷ lệ người cao tuổi có kiến thức tốt về chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp của các nhóm tuổi lần lượt là 25,0% và 35,0%. Tỷ lệ có thái độ tốt về chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp của các nhóm tuổi lần lượt là 25,0% và 36,0%. Tỷ lệ có thực hành tốt về chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp của các nhóm tuổi lần lượt là 12,5% và 25,0%. Tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành chưa tốt về chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp vẫn còn cao. Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng sau can thiệp giáo dục nha khoa của người cao tuổi dân tộc Sán Dìu còn hạn chế, đặc biệt ở nhóm người cao tuổi. 2024-08-15T00:00:00+00:00 Copyright (c) 2024